Giải Đáp Nhanh Các Câu Hỏi Về Ly Hôn?

Công ty Luật TNHH P & K tổng hợp một số câu hỏi từ các độc giả có thắc mắc về một số vấn đề liên quan đến hôn nhân, ly hôn. Quý khách hàng có câu hỏi liên quan, vui lòng gửi email đến hòm thư luatsuphikha@gmail.com hoặc gọi 0961 70 80 88 (zalo) để được tư vấn trực tiếp.

CÔNG TY LUẬT TNHH P & K

Hotline: 0961708088
Email: luatsuphikha@gmail.com

www.luatsuphikha.vn

Lĩnh vực tư vấn: Hôn nhân gia đình – kết hôn – Ly hôn – Dân sự – Hình sự – Đất đai – Thừa kế  – Sở hữu Trí tuệ – Tranh chấp tại tòa – Đại diện tham gia tố tụng tại tòa – bào chữa tại các cấp tòa án…

1. Vợ làm nội trợ không tạo ra thu nhập có được chia tài sản khi ly hôn không?

Theo quy định của pháp luật thì thu nhập của vợ, chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, vợ làm nội trợ không tạo ra thu nhập nhưng vẫn được chia tài sản khi ly hôn.

>>>Xem thêm Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

2. Không đứng tên trên giấy tờ có được chia tài sản khi ly hôn?

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Do đó, trường hợp không đứng tên trên giấy tờ nhưng người đứng tên không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình theo quy định của pháp luật thì tài sản đó là tài sản chung và được chia khi ly hôn.

3. Chồng có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi không?

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi chỉ thuộc về người cha khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục hoặc có sự thỏa thuận khác của cha mẹ nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.

4. Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu thời gian?

Hiện nay thủ tục ly hôn thuận tình tại Bình Dương thường được giải quyết trong khoảng thời gian từ 02 – 03 tháng kể từ thời điểm Tòa án nhận được hồ sơ đầy đủ. Trường hợp bạn cần hỗ trợ giải quyết nhanh thủ tục ly hôn thì có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0961 70 80 88 để đượcLuật sư tư vấn thủ tục ly hônhỗ trợ.

5. Thủ tục ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Thời hạn giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương được quy định trong Bộ luật TTDS 2015. Cụ thể thời hạn thực hiện các bước để giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương như sau:

  • Thời hạn phân công thẩm phán: 03 ngày làm việc.
  • Thời hạn xem xét hồ sơ: 07 ngày làm việc.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử: Không quá 4 tháng kể từ thời điểm thụ lý. Nếu vụ án phức tạp tòa án được phép gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
  • Thời hạn đưa vụ án ra xét xử: 01 tháng kể từ ngày hết hạn xét xử. Được gia hạn 01 lần nhưng không quá 01 tháng.
  • Thời hạn bản án sơ thẩm có hiệu lực: 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án.

Có thể thấy thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương lâu hơn nhiều so với ly hôn thuận tình. Thực tế có những vụ án ly hôn đơn phương kéo dài cả năm trời không thể giải quyết xong. Đặc biệt là những vụ án có tranh chấp về con cái, tài sản hoặc nợ chung. Do đó nếu có thể giải quyết những tranh chấp bằng phương án thỏa thuận là tốt nhất. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư chuyên về ly hôn bằng cách gọi: 0961 70 80 88 để nhận được sự tư vấn từ Chúng tôi.

>>>Xem thêm Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương

 6. Vợ đang mang thang có được ly hôn với chồng không?

Pháp luật quy định trường hợp vợ đang có thai, vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chỉ người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn, tuy nhiên người vợ vẫn có quyền đơn phương ly hôn khi đang mang thai.

7. Trong quá trình làm thủ tục ly hôn, chồng sống chung với người phụ nữ khác có bị phạt không?

Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy đinh của pháp luật.

8. Chồng qua đời, vợ có phải làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Như vậy, chồng qua đời thì hôn nhân đã chấm dứt do đó vợ không cần phải làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn.

9. Ly hôn với người nước ngoài phải nộp đơn ở đâu?

Tòa án cấp tỉnh nơi người ly hôn có hộ khẩu tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn với người nước ngoài.

Dịch vụ ly hôn trọn gói

10. Thủ tục ly hôn với chồng đang chấp hành án phạt tù như thế nào?

Người vợ nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng cư trú làm việc trước khi chấp hành phạt tù giam. Sau khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn thì Tòa án sẽ ủy thác cho Tòa địa phương nơi có trại giam mà người chồng đang chấp hành hình phạt tù để lấy ý kiến của người chồng, sau đó sẽ tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt.

11. Thủ tục ly hôn với người bị “tâm thần”?

Để ly hôn với người bị tâm thần thì trước hết phải thực hiện thủ tục tuyên bố người bị tâm thần mất năng lực hành vi dân sự, sau đó có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật

12. Dạ, cho em được hỏi, em với chồng đã thống nhất ly hôn, đang làm hồ sơ nên tiện thể em muốn hỏi có phải tới UBND xã làm thủ tục hòa giải không?

Trả lời: Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về khuyến khích hòa giải tại cơ sở như sau:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

13. Thưa luật sư, tuần sau Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly giữa tôi và chồng tôi, và con tôi thì 14 tuổi nó dự định ở với bố. Xin hỏi nếu sau ly hôn thì tôi có nghĩa vụ chăm sóc cho con nữa không?

Trả lời: Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Đồng thời, tại Điều 69 luật trên cũng quy định chung về nghĩa vụ và quyền cha mẹ:

  1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, nghĩa vụ của bạn đối với con của mình sau khi hôn vẫn phải thực hiện, tất nhiên nếu không trực tiếp chăm sóc con, hay thăm nom thường xuyên bạn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, có thể nói đây là nghĩa vụ sau ly hôn và là quyền được yêu thương, chăm sóc đối với con của mình vừa phù hợp pháp luật và đạo đức.

14. Vợ bị “vô sinh”, muốn ly hôn để “giải thoát” cho chồng nhưng chồng không đồng ý, tòa án có giải quyết không?

Khi có căn cứ để chứng minh cho việc đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.

15. Mẹ nộp đơn cho con có được không?

Theo quy định của pháp luật thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

16. Ly hôn thì có phải chia tiền lương không?

Nếu không có thỏa thuận khác thì khoản tiền lương kể từ sau khi kết hôn là thu nhập do lao động trong thời kỳ hôn nhân mà có nên nó là tài sản chung của vợ chồng nên các bên có quền yêu cầu chia khi ly hôn.

17. Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không chịu ký tên?

Trường hợp người vợ muốn ly hôn nhưng người chồng không đồng ý ký tên hoặc ngược lại, đây là những trường hợp khá phổ biến hiện nay. Theo phân tích ở trên thì trường hợp này được xét vào ly hôn đơn phương, mong muốn ly hôn chỉ xuất phát từ một phía. Người muốn ly hôn mà người còn lại không chịu ký hoặc gây khó dễ thì hoàn toàn có thể tiến hành ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, việc ly hôn đơn phương được Tòa án giải quyết sẽ lâu hơn, phức tạp hơn so với thời gian giải quyết ly hôn thuận tình. Bởi lúc này Tòa án sẽ cần phải tiến hành các thủ tục xác minh các chứng cứ được đưa ra để yêu cầu ly hôn đơn phương, hoặc có trường hợp bị đơn vắng mặt không ra tòa án, tranh chấp về tài sản và con cái. Việc ly hôn đơn phương cũng tốn nhiều chi phí hơn so với ly hôn thuận tình.

Về thủ tục để ly hôn đơn phương, người có yêu cầu ly hôn cần chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định để được Tòa án thụ lý giải quyết. theo đó, cá nhân muốn ly hôn cần phải nộp bộ hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của người muốn ly hôn. Đơn xin ly hôn có thể viết tay hoặc đánh máy, mẫu đơn có thể tải trên các trang điện tử về luật pháp hoặc ra UBND cấp xã để được hướng dẫn

– Bản sao giấy khai sinh của con, trong trường hợp có con

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; giấy tờ đăng ký xe…

– Các minh chứng, chứng cứ về cuộc hôn nhân không hạnh phúc (nếu có)

Sau khi hoàn tất hồ sơ ly hôn đơn phương, người yêu cầu ly hôn sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết – Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc nơi bị đơn có trụ sở hoặc nơi bị đơn làm việc, cư trú lần cuối cùng, nơi bị đơn có tài sản (khi không biết bị đơn ở đâu).

18. Nếu vợ/chồng không đồng ý có ly hôn được không?

– Vẫn ly hôn được bằng cách nộp đơn khởi kiện đơn phương ly hôn tại nơi cư trú (nơi thương trú, tạm trú hoặc đang thực tế sinh sống) của bên kia.

19. Nếu muốn ly hôn đơn phương nhưng giấy đăng ký kết hôn bị bên kia giữ có ly hôn được không?

– Ly hôn được. Tuy nhiên phải ra cơ quan đăng ký kết hôn trước đây xin trích lục bản sao Giấy đăng ký kết hôn.

20. Không biết địa chỉ của vợ/chồng có ly hôn được không?

– Vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn. Tuy nhiên nghĩa vụ cung cấp địa chỉ bị đơn thuộc về nguyên đơn. Nếu cung cấp không đúng, hoặc không đầy đủ Tòa có thể đình chỉ giải quyết.

21. Khi ly hôn đơn phương có được nuôi con không?

– Các bên đêù có quyền yêu cầu được nuôi con. Tuy nhiên giao con cho ai tòa sẽ xem xét trên nhiều yếu tố như điều kiện hoàn cảnh mỗi bên, tâm sinh lý của trẻ,…để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ. Con dưới 36 tháng tuổi ưu tiên cho mẹ nuôi. Con trên 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con nên không thể trả lời chắc chắn được ai sẽ có quyền nuôi con.

22. Không lên Tòa có giải quyết được ly hôn không?

– Đối với ly hôn đơn phương, nguyên đơn không lên Tòa phải có đơn xin vắng mặt và lý do chính đáng. Trong trường hợp Tòa triệu tập đến lần thứ 2vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng Tòa có thể đình chỉ giải quyết.

Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết ly hôn tại Công ty Luật P & K

Thủ tục ly hôn nhanh là việc đương sự muốn ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề như con chung, cấp dưỡng, nợ chung, và tài sản chung. Đương sự yêu cầu tòa án ghi nhận việc ly hôn.

  • Luật sư P & K cung cấp các dịch vụ giải quyết ly hôn đơn phương; giải quyết ly hôn thuận tình; giải quyết việc ly hôn có tranh chấp về tài sản chung vợ chồng hoặc tài sản riêng khi ly hôn;
  • Luật sư P & K cung cấp các dịch vụ luật sư giải quyết vụ việc ly hôn trong đó có tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn;
  • Cung cấp dịch vụ ly hôn trong đó có yếu tố nươc ngoài (dịch vụ ly hôn mà một bên là người nước ngoài, dịch vụ ly hôn khi một bên ở nước ngoài nước ngoài)

Trên đây là dịch vụ ly hôn do Luật sư P & K cung cấp, mọi thắc mắc cần tư vấn liên quan đến thủ tục ly hôn nhanh, giá rẻ, trọn gói khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0961 70 80 88 của Luật sư P & K để được tư vấn cụ thể.

 

Gọi ngay
Gọi ngay

0 Đánh giá ( 0 out of 0 )

Viết đánh giá