Ly Hôn Đơn Phương Tòa Gọi Mấy Lần? Không Đến Có Sao Không?

1. Ly hôn đơn phương Tòa gọi mấy lần? Không đến có sao không?

Thế nào là ly hôn đơn phương?

Ly hôn đơn phương hay còn biết đến với một cái tên khác là ly hôn theo yêu cầu của một bên.Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH P & K

Hotline: 0961708088
Email: luatsuphikha@gmail.com

www.luatsuphikha.vn

Lĩnh vực tư vấn: Hôn nhân gia đình – kết hôn – Ly hôn – Dân sự – Hình sự – Đất đai – Thừa kế  – Sở hữu Trí tuệ – Tranh chấp tại tòa – Đại diện tham gia tố tụng tại tòa – bào chữa tại các cấp tòa án…

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trường hợp chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà vợ muốn giải quyết ly hôn thì thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn.

>>>Xem thêm Thủ tục ly hôn đơn phương

2. Vợ, chồng ly hôn đơn phương Toà gọi mấy lần?

Ly hôn đơn phương là cách gọi thông thường của việc ly hôn theo yêu cầu của một bên và được định nghĩa cụ thể tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Trong đó, một trong hai bên vợ chồng sẽ yêu cầu Toà án chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình với người còn lại khi có căn cứ về việc bạo hành gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng không thể kéo dài cuộc hôn nhân.

Ngoài ra, việc ly hôn đơn phương còn xảy ra khi một trong hai bên là vợ chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích thì Toà án cũng sẽ giải quyết cho hai người này ly hôn.

Như vậy, về bản chất, việc ly hôn đơn phương chính là một vụ án dân sự trong đó sẽ có một bên khởi kiện yêu cầu ly hôn với bên còn lại. Và thủ tục thực hiện ly hôn cũng thực hiện theo quy định thủ tục khởi kiện nêu tại Bộ luật Dân sự.

Theo đó, việc ly hôn đơn phương, thường Toà sẽ gọi 02 -03 lần:

Lần một là khi hoà giải: Hoà giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết vụ án ly hôn đơn phương trừ trường hợp các bên có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt. Việc hoà giải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của vụ án.

Hiện nay, luật không quy định ly hôn đơn phương phải hoà giải mấy lần mà căn cứ vào từng trường hơp cụ thể, Toà án sẽ tổ chức các buổi hoà giải phù hợp.

Lần hai là khi phiên toà xét xử: Sau khi hoà giải không thành, Toà án sẽ tiến hành mở phiên xét xử. Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án sẽ triệu tập các vợ chồng và người có quyền, lợi ích liên quan để xét xử vụ án ly hôn. Trong đó, nếu vụ án được giải quyết và đưa ra được bản án phù hợp thì vợ chồng chỉ cần xuất hiện ở Toà tại lần triệu tập hợp lệ thứ nhất.

Tuy nhiên, nếu ở lần triệu tập thứ nhất, các bên không có mặt khiến phiên toà bị hoãn thì Toà sẽ triệu tập lần thứ hai. Tại lần thứ hai này, các bên phải có mặt tại phiên toà.

(trừ các trường hợp đương sự có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

Do đó, thông thường, trong các vụ án ly hôn đơn phương, Toà sẽ gọi vợ chồng đến làm việc trong hai lần để hoà giải và xét xử. Tuy nhiên, nếu tính chất vụ án ly hôn phức tạp, cần phải nhiều lần hoà giải hoặc xét xử nhiều lần thì số lần Toà gọi vợ chồng lên làm việc sẽ nhiều hơn.

>>>Xem thêm Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

3. Ly hôn đơn phương không đến Toà có được không?

Thủ tục ly hôn đơn phương là thủ tục khởi kiện trong tố tụng dân sự. Do đó, vẫn có trường hợp ly hôn đơn phương không cần đến Toà đó là khi có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Theo đó, căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu các bên có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì phiên toà vẫn giải quyết và tổ chức phiên toà mà không phải hoãn phiên toà.

Tuy nhiên, do Toà xét xử vắng mặt thì các bên không thể trực tiếp trình bày các nội dung phản biện của mình trước Toà mà Toà sẽ căn cứ vào nội dung trong đơn đề nghị để giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.

Bởi vậy, thực tế, khi có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì ít nhiều sẽ “thiệt thòi” hơn so với việc trực tiếp xuất hiện ở Toà để giải quyết vụ án ly hôn đơn phương theo thủ tục thông thường.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Ly hôn đơn phương Toà gọi mấy lần? Liệu các bên có được phép vắng mặt trong vụ án ly hôn đơn phương được không?

4. Bản án giải quyết ly hôn đơn phương sẽ có hiệu lực khi nào?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau:

  • Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Do đơn phương ly hôn giải quyết theo khởi kiện vụ án cho nên về mặt lý thuyết, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực sau khi hết thời hạn kháng cáo và kháng nghị. Còn phúc thẩm, về mặt lý thuyết có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

  • Kháng cáo: Bản án (thường là 15 ngày) kể từ ngày tuyên.
  • Kháng nghị: Viện kiểm sát cùng cấp thì là 15 ngày, Viện kiểm sát cấp trên thì là 30 ngày.

Tức nếu chỉ có xét xử sơ thẩm sau 30 ngày bản án ly hôn đơn phương sẽ có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về số lần tiến hành hòa giải trong một vụ án ly hôn đơn phương. Trên thực tế, việc hòa giải có thể tiến hành đến 2-3 lần, nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử. Bạn có thể theo dõi qua thông báo ở Tòa để thực hiện.

>>>Xem thêm Dịch vụ ly hôn đơn phương

5. Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết ly hôn tại Công ty Luật P & K

Thủ tục ly hôn nhanh là việc đương sự muốn ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề như con chung, cấp dưỡng, nợ chung, và tài sản chung. Đương sự yêu cầu tòa án ghi nhận việc ly hôn.

  • Luật sư P & K cung cấp các dịch vụ giải quyết ly hôn đơn phương; giải quyết ly hôn thuận tình; giải quyết việc ly hôn có tranh chấp về tài sản chung vợ chồng hoặc tài sản riêng khi ly hôn;
  • Luật sư P & K cung cấp các dịch vụ luật sư giải quyết vụ việc ly hôn trong đó có tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn;
  • Cung cấp dịch vụ ly hôn trong đó có yếu tố nươc ngoài (dịch vụ ly hôn mà một bên là người nước ngoài, dịch vụ ly hôn khi một bên ở nước ngoài nước ngoài)

Trên đây là dịch vụ ly hôn do Luật sư P & K cung cấp, mọi thắc mắc cần tư vấn liên quan đến thủ tục ly hôn nhanh, giá rẻ, trọn gói khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0961 70 80 88 của Luật sư P & K để được tư vấn cụ thể.


Các câu hỏi thường gặp khi Ly hôn 

1.  Thủ tục ly hôn mất bao lâu?

Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu thời gian?

Hiện nay thủ tục ly hôn thuận tình tại Bình Dương thường được giải quyết trong khoảng thời gian từ 02 – 03 tháng kể từ thời điểm Tòa án nhận được hồ sơ đầy đủ. Trường hợp bạn cần hỗ trợ giải quyết nhanh thủ tục ly hôn thì có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0961 70 80 88 để được Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn hỗ trợ.

Thủ tục ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Thời hạn giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương được quy định trong Bộ luật TTDS 2015. Cụ thể thời hạn thực hiện các bước để giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương như sau:

  • Thời hạn phân công thẩm phán: 03 ngày làm việc.
  • Thời hạn xem xét hồ sơ: 07 ngày làm việc.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử: Không quá 4 tháng kể từ thời điểm thụ lý. Nếu vụ án phức tạp tòa án được phép gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
  • Thời hạn đưa vụ án ra xét xử: 01 tháng kể từ ngày hết hạn xét xử. Được gia hạn 01 lần nhưng không quá 01 tháng.
  • Thời hạn bản án sơ thẩm có hiệu lực: 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án.

Có thể thấy thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương lâu hơn nhiều so với ly hôn thuận tình. Thực tế có những vụ án ly hôn đơn phương kéo dài cả năm trời không thể giải quyết xong. Đặc biệt là những vụ án có tranh chấp về con cái, tài sản hoặc nợ chung. Do đó nếu có thể giải quyết những tranh chấp bằng phương án thỏa thuận là tốt nhất. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư chuyên về ly hôn bằng cách gọi: 0961 70 80 88 để nhận được sự tư vấn từ Chúng tôi.

2. Vợ đang mang thang có được ly hôn với chồng không?

Pháp luật quy định trường hợp vợ đang có thai, vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chỉ người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn, tuy nhiên người vợ vẫn có quyền đơn phương ly hôn khi đang mang thai.

3. Đơn phương ly hôn ai phải chịu tiền án phí?

Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

4. Ly hôn với người nước ngoài phải nộp đơn ở đâu?

Tòa án cấp tỉnh nơi người ly hôn có hộ khẩu tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn với người nước ngoài.

5. Thủ tục ly hôn với chồng đang chấp hành án phạt tù như thế nào?

Người vợ nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng cư trú làm việc trước khi chấp hành phạt tù giam. Sau khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn thì Tòa án sẽ ủy thác cho Tòa địa phương nơi có trại giam mà người chồng đang chấp hành hình phạt tù để lấy ý kiến của người chồng, sau đó sẽ tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt.

6. Thủ tục ly hôn với người bị “tâm thần”?

Để ly hôn với người bị tâm thần thì trước hết phải thực hiện thủ tục tuyên bố người bị tâm thần mất năng lực hành vi dân sự, sau đó có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật

7. Dạ, cho em được hỏi, em với chồng đã thống nhất ly hôn, đang làm hồ sơ nên tiện thể em muốn hỏi có phải tới UBND xã làm thủ tục hòa giải không?

Trả lời: Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về khuyến khích hòa giải tại cơ sở như sau:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

8. Thưa luật sư, tuần sau Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly giữa tôi và chồng tôi, và con tôi thì 14 tuổi nó dự định ở với bố. Xin hỏi nếu sau ly hôn thì tôi có nghĩa vụ chăm sóc cho con nữa không?

Trả lời: Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Đồng thời, tại Điều 69 luật trên cũng quy định chung về nghĩa vụ và quyền cha mẹ:

  1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, nghĩa vụ của bạn đối với con của mình sau khi hôn vẫn phải thực hiện, tất nhiên nếu không trực tiếp chăm sóc con, hay thăm nom thường xuyên bạn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, có thể nói đây là nghĩa vụ sau ly hôn và là quyền được yêu thương, chăm sóc đối với con của mình vừa phù hợp pháp luật và đạo đức.

Gọi ngay
Gọi ngay

0 Đánh giá ( 0 out of 0 )

Viết đánh giá

79286