Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ – nhãn hiệu hàng hóa

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên

1. Định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức,cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Quyền sở hữu công nghiệp: Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại.
  • Quyền đối với giống cây trồng: Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
CÔNG TY LUẬT TNHH P & K

Hotline: 0961708088
Email: luatsuphikha@gmail.com

www.luatsuphikha.vn

Lĩnh vực tư vấn: Hôn nhân gia đình – kết hôn – Ly hôn – Dân sự – Hình sự – Đất đai – Thừa kế  – Sở hữu Trí tuệ – Tranh chấp tại tòa – Đại diện tham gia tố tụng tại tòa – bào chữa tại các cấp tòa án…

2. Lý do cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
  • Tránh sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh
  • Bảo vệ tài sản vô hình
  • Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư
3. Dịch vụ tư vấn vê sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu:
  • Đánh giá khả  năng đăng ký nhãn hiệu
  • tư vấn liên quan đến việc lựa chọn đăng ký và sử dụng nhãn hiệu
  • Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký chuyển giao, chuyển nhượng nhãn hiệu
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận, sửa đổi, gia hạn nhãn hiệu
Kiểu dáng công nghiệp:
  • Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký và sử dụng kiểu dáng công nghiệp
  • Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký Kiểu dáng công nghiệp
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao, chuyển nhượng, sửa đổi…kiểu dáng công nghiệp
Sáng chế, giải pháp hữu ích:
  • Đánh giá khả năng và lựa chọn hình thức đăng ký, bảo hộ
  • Tra cứu thông tin về sáng chế giúp các nhà nghiên cứu tránh các rủi ro trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo
  • Hoàn thiện hồ sơ pháp lý đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam và Quốc tế
  • Gia hạn, sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng, duy trì hiệu lực đối với sáng chế/giải pháp hữu ích
Bản quyền:
  • Tra cứu thông tin liên quan đến quyền tác giả
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
  • Tư vấn pháp lý, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng tác phẩm, hợp đồng chuyển nhượng tác phẩm và các hợp đồng khác liên quan đến quyền tác giả
  • Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền tác giả
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng liên quan đến thực thi quyền tác giả và các quyên liên quan
  • Tư vấn và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền rác giả.
Chỉ dẫn địa lý:
  • Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn, đánh giá khả năng đăng ký chỉ dẫn địa lý
  • Tư vấn trình tự, phương pháp thiết lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
  • Tư vấn quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký
Bảo hộ giống cây trồng:
  • Tư vấn về khả năng bảo hộ đối với giống cây trồng
  • Tư vấn và cung cấp các thông tin giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng
  • Hoàn thiện hồ sơ pháp lý yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
  • Tư vấn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trước những hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữ Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
  • Đại diện cho khách hàng khiếu kiện quyết định của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới. bao gồm phản đối, kiến nghị thay đổi quyết định.
Lixăng và chuyển giao công nghệ:
  • Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa
  • Tư vấn hoặc soan thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng Li-Xăng và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ.
  • Hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký, phê duyệt các hợp đồng nêu trên tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khiếu nại và xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tư vấn và đị diện trong các vụ tranh chấp và khiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ

  • Khiếu nại các quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ.
  • Phản đối đơn xin cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp
  • Phản đối các quyết định cấp Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Trên đây là nội dung về quyền sở hữu trí tuệ mà P & K gởi đến khách hàng có nhu cầu.

Mọi nhu cầu tư vấn thêm, xin Liên hệ Hotline: 0961 70 80 88 để được hỗ trợ.

—————————————–

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1.Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các loại hình sáng tạo khác nhau mà con người nghĩ ra. Các đối tượng này cùng với chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ là mục tiêu bảo hộ của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế khác.

2. Xin cho biết rõ hơn về các loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

Người ta đã nhóm các loại hình sáng tạo của con người thành một số loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ sau đây:

– Bản quyền;

– Bằng sáng chế;

– Thương hiệu;

– Kiểu dáng công nghiệp;

– Sơ đồ bố trí mạch tích hợp;

– Chỉ dẫn địa lý.

Ngoài bản quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp.

Tại Việt Nam, các vấn đề về bản quyền do Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa – Thông tin) xem xét giải quyết. Các quyền còn lại thuộc phạm vi quản lý của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

3. Bản chất của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì ?

Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện ảnh được bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm.

Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi người có thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người sáng tạo.

4. Tại sao Hiệp định TRIPS đã công nhận sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ mà lại còn buộc người có bằng sáng chế phải cung cấp thông tin về sáng chế đó cho công chúng?

Trong khi bảo hộ bằng sáng chế để tạo điều kiện cho người sáng chế có thể bù đắp chi phí nghiên cứu, Hiệp định TRIPS cũng chú trọng đến lợi ích của toàn xã hội bằng việc yêu cầu người sáng chế phải cung cấp thông tin về sáng chế để những người khác có thể nghiên cứu, phát triển sâu hơn nữa và tránh lãng phí nguồn lực, thời gian, kinh phí vào những vấn đề đã được sáng chế. Trong thời gian bảo hộ sáng chế, những người khác chỉ được sử dụng thông tin về sáng chế để nghiên cứu chứ không phải để kinh doanh, trừ phi đã được người sở hữu bằng sáng chế cho phép.

5. Thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS là bao nhiêu lâu?

Hiệp định TRIPS chỉ quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu, nghĩa là các nước có thể đặt ra thời hạn bảo hộ bằng hoặc dài hơn thời hạn nêu trong Hiệp định TRIPS.

Thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Hiệp định TRIPS là :

– Bằng sáng chế: 20 năm

– Bản quyền (đối với các tác phẩm không phải là tranh, điện ảnh): 50 năm hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm

– Bản quyền điện ảnh: 50 năm

– Bản quyền tranh: 25 năm

– Thương hiệu: 7 năm

– Kiểu dáng công nghệ : 10 năm

– Sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm

6. Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ là gì ?

Chỉ dẫn địa lý là tên gọi những sản phẩm gắn liền với nguồn gốc địa lý của sản phẩm đó, và chính nguồn gốc địa lý này là yếu tố cơ bản nói lên uy tín, chất lượng của sản phẩm đó.

Tên gọi xuất xứ là một dạng của chỉ dẫn địa lý dành để chỉ các sản phẩm mà chất lượng gắn liền với môi trường xuất xứ của sản phẩm.

Tại Việt Nam, “nước mắm Phú Quốc” đã được công nhận là một chỉ dẫn địa lý. Như vậy, một loại nước mắm khác sản xuất tại Thái Lan hay Trung Quốc dù có thành phần, độ mặn, độ ngon tương tự cũng không được phép đưa tên gọi “nước mắm Phú Quốc” lên nhãn hiệu của mình. Ở đây, “Phú Quốc” đã không còn giới hạn ở một thương hiệu cụ thể mà trở thành tên gọi đại diện cho loại nước mắm của tất cả các hộ sản xuất trên hòn đảo này.

Chỉ dẫn địa lý thường liên quan đến các sản phẩm chế biến từ thiên nhiên như nông sản, hải sản, nhưng cũng có thể liên quan đến các sản phẩm do con người tạo ra.

“Đồng hồ Thuỵ Sỹ” là một ví dụ.

7. Phát minh và sáng chế khác nhau như thế nào?

Phát minh là từ để chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn trong tự nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới. Còn sáng chế là sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người, trước đây và sau này không hề có trong tự nhiên.

Ví dụ M. Faraday là người đã phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ, còn T. Edisson lại là người sáng chế ra bóng đèn, máy ghi âm; I. Newton đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn, còn E. Rubik đã sáng chế ra khối vuông 6 mặt kỳ ảo mang tên ông.

Phát minh và sáng chế đều thể hiện những bước tiến của trí tuệ con người.

Phát minh thường là những môn khoa học cơ bản, mang tính lý thuyết, được ghi nhận công lao của người tìm ra, nhưng không phải là đối tượng được bảo hộ như sáng chế.

Nếu bạn vẫn còn chút lúng túng trong việc phân biệt hai khái niệm này, xin hãy nhớ: cái gì được con người “tìm ra” thì là phát minh, còn cái gì được con người “nghĩ ra” hoặc “làm ra” thì là sáng chế.

8. Sản phẩm sáng tạo như thế nào thì được coi là sáng chế?

Một sáng chế phải đảm bảo đủ các tính chất chính sau đây:

– Mới về nội dung

– Có tính sáng tạo so với các giải pháp đã có

– Có khả năng áp dụng đại trà trên quy mô công nghiệp

 

Gọi ngay
Gọi ngay

0 Đánh giá ( 0 out of 0 )

Viết đánh giá