Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm – Chỉ từ 15.000.000 Đ

Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên bắt buộc các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới được kinh doanh.
Tuy nhiên, việc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng không phải dễ dàng với quy trình thủ tục hồ sơ khá nhiều.
Do đó, đến với PK LAW những vấn đề rắc rối khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được giải quyết.

1. Tổng chi phí thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Tổng chi phí thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại PK LAW trọn gói: 15.000.000 đ (bao gồm lệ phí nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và các chi phí khác để PK LAW hoàn thành dịch vụ)

2. Thời gian thực hiện

Trong vòng 20 -25 ngày làm việc, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Trong đó:

  • 01 ngày làm việc để PK LAW tiếp nhận thông tin và soạn hồ sơ cho Khách Hàng
  • Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ nộp hợp lệ đoàn thẩm định ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ lên lịch đi kiểm tra cơ sở kinh doanh
  • Trong vòng 10 ngày làm việc tiếp theo ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ xem xét kết quả thẩm định.
  • Kể từ khi có kết quả thẩm định cơ sở kinh doanh đạt yêu cầu, trong vòng 05-10 ngày làm việc cơ quan quản lý an toàn thực phẩm sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Cơ quan giải quyết hồ sơ

Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

4. Thành phần hồ sơ
  • Đơn đề nghị đăng ký xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (bản chính)
  • Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (bản sao);
  • Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện của chủ cơ sở và nhân viên;
  • Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh;
  • Các tài liệu chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.
5. Những điểm lưu ý khi thực hiện xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Cần xác định các mặt hàng mình đăng ký là những gì, để xác định thủ tục xin cấp giấy an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y Tế, hay Công Thương hay Nông Nghiệp;
  • Phải đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị, diện tích mặt bằng;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và vận hành thường xuyên;
  • Nước phục vụ sản xuất, kinh doanh phải đạt chuẩn;
  • Các hàng hóa, thực phẩm phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, có tài liệu chứng minh.
6. Các công việc PK LAW thực hiện
  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng các điều kiện để cơ sở kinh doanh đạt yêu cầu an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị và cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
  • Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan an toàn thực phẩm.
  • Trình ký hồ sơ tận nơi
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ
  • Theo dõi tiến trình hồ sơ và báo cáo khách hàng.
  • Thay mặt khách hàng tiếp đoàn thẩm định ban quản lý an toàn thưc phẩm.
  • Giao tận nơi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ngay khi được cấp.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM

+ Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực bao lâu?

Trả lời:  Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày cấp.

+ Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có cơ quan nào đi kiểm tra không?

Trả lời: Có. Đoàn thẩm định thuộc Ban an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố trung ương sẽ đi kiểm tra thẩm định cơ sở kinh doanh có điều kiện để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay không.

+ Trường hợp thay đổi tên cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có phải xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?

Trả lời: Không. Chỉ cần làm thông báo gửi lên Ban quản lý an toàn thực phẩm là được.

+ Cơ sở kinh doanh, sản xuất không xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có bị phạt không?

Trả lời: Có. Hành vi kinh doanh, sản xuất không xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể bị phạt lên đến 200.000.000 đồng.

Xem thêm: Mức phạt vi phạm cơ sở kinh doanh, sản xuất không xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

 

 

Gọi ngay
Gọi ngay

0 Đánh giá ( 0 out of 0 )

Viết đánh giá