CHỈ VỚI 250.000 ĐỒNG – CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SẼ ĐƯỢC THÀNH LẬP

Tại PK LAW, chỉ với phí dịch vụ 250.000 đồng bạn sẽ nhận ngay giấy phép kinh doanh tại nhà trong vòng 4-5 ngày làm việc. Không tốn công đi lại, không mất thời gian chờ đơi. Luật Phi Kha cam kết cung cấp dịch vụ làm bạn hài lòng.

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Theo Điều 73 Luật doanh nghiệp thì:

2. Tại sao lựa chọn mô hình công ty TNHH 1 thành viên

So với các loại hình khác thì công ty TNHH 1 thành viên có những  ưu điểm sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân
  • Tài sản của chủ sở hữu công ty tách biệt rõ ràng với tài sản của công ty
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình
  • Chủ sở hữu có quyền quyết định sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
  • Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho cá nhân, tổ chức khác
  • Chủ sở hữu có quyền thu hồi lại toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành việc giải thể hoặc phá sản

3. BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên trọn gói đã bao gồm tất cả chi phí, lệ phí nhà nước và tất cả các chi phí phát sinh để Luật sư Phi Kha hoàn tất dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng (cam kết không phát sinh chi phí).

Bảng giá dịch vụ thành lập công ty
Bảng giá dịch vụ thành lập công ty gói nâng cao

 

Đặc biệt: Miễn phí gói báo cáo quý đầu tiên cho doanh nghiệp mới thành lập khi sử dụng gói dịch vụ kế toán thuế trọn gói.

4. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

  • Điều lệ công ty;
  • Mẫu đăng ký thành lập công ty tnhh 1 thành viên
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật;
  • Quyết định thành lập công ty (đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức);
  • Văn bản cử người đại diện quản lý phần vốn góp (đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức);
  • GPKD sao y công chứng (đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức);
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của người đại diện quản lý phần vốn góp;
  • Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ.

5. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị thông tin

  • Xác định tên công ty: tên công ty dự định đặt không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác. Tên công ty bạn có thể đặt dựa theo lĩnh vực ngành nghề công ty dự kiến hoạt động.
  • Địa chỉ công ty: xác định địa chỉ bạn đặt là nhà riêng hay thuê địa điểm khác làm văn phòng.
  • Ngành nghề kinh doanh: cần đưa ra những ngành nghề công ty bạn sẽ hoạt động trong tương lai, nên đưa những ngành chắc chắn sẽ hoạt động, tránh đưa tràn lan ngành nghề sẽ làm hình ảnh công ty bạn không chuyên về 1 lĩnh vực cụ thể.
  • Vốn điều lệ:  của công ty TNHH 1 thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty. Theo quy định của pháp luật, thời hạn góp vốn là trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập.
  • Người đại diện theo pháp luật: Người đại diện theo pháp luật có thể giữ chức danh Tổng giám đốc/giám đốc. Trường hợp chủ sở hữu công ty không đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty thì bạn phải cung cấp thêm thông tin của người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Soạn hồ sơ, nộp hồ sơ và nhận kết quả

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin bạn cần soạn đầy đủ hồ sơ như nêu tại mục 3;
  • Hồ sơ bắt buộc phải có chữ ký của chủ sở hữu và đại diện pháp luật;
  • Thực hiện scan và nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của Bộ kế hoạch và đầu tư;
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trong vòng 03 ngày làm việc bạn sẽ nhận được thông báo chấp thuận về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trong vòng 03 ngày làm việc sở kế hoạch và đầu tư sẽ gửi thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời hạn giải quyết hồ sơ 03 ngày làm việc sẽ được tính lại sau ngày bạn nộp lại hồ sơ.

Bước 3: Khắc con dấu và thực hiện các thủ tục sau khi có GPKD 

  • Bạn thực hiện khắc con dấu tròn công ty sau khi có GPKD;
  • Con dấu phải thể hiện đầy đủ tên công ty, mã số thuế, địa chỉ quận/huyện (nếu có), tỉnh/thành phố;
  • Khai thuế ban đầu;
  • Mua thiết bị chữ ký số (token);
  • Treo bảng hiệu công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng;
  • PK LAW có thể hỗ trợ khách hàng mở tài khoản ngân hàng ACB, Sacombank, vietcombank… nhanh chóng, khách hàng không phải trực tiếp ra ngân hàng.
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

6. Các công việc chúng tôi sẽ thực hiện

  • Tư vấn miễn phí các thông tin điều kiện về vốn, mã ngành nghề, tên, địa chỉ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của bạn.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ theo yêu cầu của sở KH&ĐT
  • Trình ký hồ sơ tận nơi.
  • Nộp hồ sơ tại sở KH&ĐT
  • Theo dõi tiến trình và nhận kết quả hồ sơ.
  • Giao tận nơi GPKD và con dấu ngay khi có kết quả.
  • Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn miễn phí các công việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi thành lập

Đặc biệt: Tư vấn pháp luật thường xuyên miễn phí trong 3 tháng đầu cho doanh nghiệp.


Xem thêm:

=>Thủ tục thành lập công ty cổ phần 

=>Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

=> Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

=> Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

=> Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

+  Công ty 1 thành viên cần bao nhiêu vốn?

Trả lời:  Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập bao nhiêu là do chủ sở hữu tự quyết định. Không có giới hạn về số vốn đăng ký.

+  1 người có thể đứng tên nhiều công ty được không?

Trả lời:  Được. Hiện nay pháp luật không giới hạn số lượng 1 người được đứng tên nhiều công ty.

+  Có thể vừa sử dụng CCCD vừa sử dụng hộ chiếu để mở công ty khác nhau được không?

Trả lời:  Được. Bạn vừa có thể sử dụng CCCD vừa sử dụng hộ chiếu để mở nhiều công ty khác nhau.

+  Chủ sở hữu và giám đốc là 2 người khác nhau được không? Có bắt buộc cùng 1 người không?

Trả lời:  Không bắt buộc chủ sở hữu và giám đốc phải cùng 1 người. Hoàn toàn có thể là 2 người khác nhau.

+  Lương của giám đốc công ty TNHH 1 thành viên có được đưa vào chi phí công ty không?

Trả lời: Trường hợp chủ sở hữu và giám đốc công ty cùng là 1 người thì lương của giám đốc không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chủ sở hữu và giám đốc là 2 người khác nhau thì lương của giám đốc được tính vào chi phí hợp lý để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

—————————————————-

Gọi ngay
Gọi ngay

1 Đánh giá ( 5 out of 5 )

Minh Hiếu
5

chăm sóc khách hàng tốt, tư vấn nhiệt tình, tận tâm

Viết đánh giá

1