QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Căn cứ pháp lý

Quy trình, thủ tục và điều kiện thành lập công ty tuân thủ theo các văn bản pháp luật như sau:

  • Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg
  • Các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thành lập.
2. Thành phần hồ sơ

Đối với từng loại hình công ty sẽ có những biểu mẫu hồ sơ khác nhau. Dưới đây là thành phần hồ sơ của từng loại hình công ty:

Loại hình Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân

Thành phần hồ sơ

  • Điều lệ công ty
  • Mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Quyết định thành lập công ty (đối với chủ sở hữu là tổ chức) (nếu có)
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật
  • GPKD sao y công chứng của chủ sở hữu là tổ chức (nếu có)
  •  CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của người đại diện quản lý phần vốn góp (đối với chủ sở hữu là tổ chức)
  • Điều lệ công ty
  • Mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên
  • Quyết định thành lập công ty (đối với thành viên là tổ chức) (nếu có)
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật
  • GPKD sao y công chứng của thành viên góp vốn là tổ chức (nếu có)
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của người đại diện quản lý phần vốn góp (đối với thành viên góp vốn là tổ chức)
  • Điều lệ công ty
  • Mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Danh sách cổ đông
  • Quyết định thành lập công ty (đối với cổ đông là tổ chức) (nếu có)
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của cổ đông và người đại diện theo pháp luật
  • GPKD sao y công chứng của cổ đông là tổ chức (nếu có)
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của người đại diện quản lý cổ phần (đối với cổ đông là tổ chức)
  • Mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của chủ doanh nghiệp tư nhân

 

3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
  • Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
  • Hiện nay, với mục tiêu số hóa thủ tục thành lập, các sở kế hoạch và đầu tư đã tiến hành triển khai nộp hồ sơ trực tuyến, việc nộp hồ sơ trực tuyến sẽ tối ưu được các thủ tục hành chính, hạn chế đi lại.
4. Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập công ty
  • 03 ngày làm việc
5. Quy trình thành lập công ty

Để đảm bảo việc thành lập công ty được thuận lợi, không thiếu sót thông tin, tiết kiệm thời gian bạn cần thực hiện đầy đủ các bước như sau:

Giai đoạn 1: Xác định loại hình công ty dự định thành lập

  • Công ty TNHH 1 thành viên: do 1 cá nhân/1 tổ chức đứng ra thành lập và góp vốn 100%
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có từ 2 cá nhân/ tổ chức đứng ra thành lập và phân chia tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên. Tổng số thành viên không vượt quá 50.
  • Công ty cổ phần: bắt buộc có từ 3 cá nhân/tổ chức và phân chia tỷ lệ góp vốn giữa các cổ đông. Không giới hạn số lượng cổ đông.
  • Doanh nghiệp tư nhân: do 1 cá nhân đứng ra thành lập và góp vốn 100%. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của cá nhân mình. Đây là điểm khác biệt cơ bản với loại hình công ty TNHH 1 thành viên.

Giai đoạn 2: Thông tin cần chuẩn bị thành lập công ty

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên công ty: có thể đặt tên theo ngành nghề, lĩnh vực mình hoạt động. Bạn có thể tra cứu việc tên công ty mình dự định đặt có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác tại Cổng thông tin của Bộ kế hoạch và đầu tư.
  • Địa chỉ công ty: có thể là địa chỉ nhà riêng hoặc địa chỉ thuê văn phòng, trừ địa chỉ tại căn hộ chung cư để ở.
  • Vốn điều lệ: Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty bạn có thể quyết định số phù hợp. Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức phí môn bài hằng năm công ty phải nộp. Vốn trên 10 tỷ đồng, công ty phải nộp lệ phí môn bài 3.000.000 đồng/năm, vốn dưới 10 tỷ đồng, công ty phải nộp lệ phí môn bài 2.000.000 đồng/năm.
  • Tỷ lệ góp vốn: đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên và loại hình công ty cổ phần bạn cần xác định tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên là bao nhiêu. Tỷ lệ góp vốn này sẽ ảnh hưởng đến việc phân chia lợi nhuận giữa các thành viên và quyền biểu quyết của các thành viên.
  • Ngành nghề hoạt động: bạn cần liệt kê tất cả các ngành nghề lĩnh vực dự định hoạt động và thực hiện tra cứu mã ngành nghề tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

+ Đối với một số ngành nghề có điều kiện, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì công ty mới có thể hoạt động được.

  • Người đại diện theo pháp luật công ty: cần xác định ai sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty và sẽ giữ chức danh gì. Người đại diện theo pháp luật công ty có thể giữ các chức danh sau: Tổng giám đốc/giám đốc, Chủ tịch Công ty/Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Giai đoạn 3: Soạn hồ sơ

  • Bạn cần soạn đầy đủ các hồ sơ như nêu tại mục 2.
  • Tất cả các thành viên/cổ đông tham gia thành lập phải ký tên vào điều lệ và danh sách cổ đông/thành viên.

Giai đoạn 4: Nộp hồ sơ

  • Bạn thực hiện scan hồ sơ và nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia của Bộ kế hoạch và đầu tư.
  • Sau khi nộp hồ sơ xong, hệ thống sẽ tự động gửi biên nhận nộp hồ sơ về email bạn đã đăng ký và hẹn 03 ngày làm việc sẽ có kết quả.

Giai đoạn 5: Nhận kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 03 ngày làm việc sau bạn sẽ nhận được thông báo chấp thuận của sở kế hoạch và đầu tư. Đồng thời, bạn cần đăng ký với bưu điện Việt Nam để nhận kết quả GPKD.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: 03 ngày làm việc sau bạn sẽ nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ từ sở kế hoạch và đầu tư. Bạn cần phải sửa đổi theo hướng dẫn và bạn sẽ nhận được kết quả GPKD sau 03 ngày làm việc sau ngày nộp lại hồ sơ sửa đổi theo hướng dẫn.

Giai đoạn 6: Khắc con dấu công ty

  • Sau khi có GPKD bạn phải thực hiện khắc con dấu công ty và làm thông báo mẫu con dấu lưu trữ nội bộ tại công ty.
  • Con dấu phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: Tên công ty, mã số thuế, quận (nếu có), Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Giai đoạn 7: Thực hiện các công việc sau khi có GPKD, con dấu

  • Kê khai thuế ban đầu
  • Mua chữ ký số
  • Treo bảng hiệu công ty
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Trên đây là hướng dẫn của PK LAW để quý khách hàng nắm rõ các quy trình, thủ tục và điều kiện thành lập công ty trước khi tiến hành thành lập. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ PK LAW để được tư vấn miễn phí rõ ràng hơn.

Xem thêm:

=>Thủ tục thành lập công ty cổ phần 

=>Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

=> Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

=> Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

=> Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Gọi ngay
Gọi ngay

0 Đánh giá ( 0 out of 0 )

Viết đánh giá